Ý nghĩa của cửa chính trong phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, cửa chính có thể được coi là “miệng của nhà”. Điều này có nghĩa là nó là điểm giao thoa giữa ngôi nhà với thế giới bên ngoài. Một cửa chính rộng lớn có thiết kế hài hòa có thể thu hút năng lượng tích cực đồng thời mang đến vận may, cơ hội tốt cho gia chủ.
Ngược lại, cửa chính cũng có khả năng hấp thụ năng lượng tiêu cực từ môi trường bên ngoài nếu không được tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng. Đó là lý do tại sao việc lựa chọn kích thước cửa chính hay hướng, cách bày trí là rất quan trọng, ảnh hưởng đến vượng khí cho gia chủ.
Đo kích thước cửa chính bằng gì?
Để đo kích thước cửa chính theo chuẩn phong thủy, người ta sẽ dùng 1 trong 3 loại thước lỗ ban:
- Kích thước rỗng Thông thủy (52,2 cm): Đo khoảng thông thủy của cửa chính tương ứng với 8 cung lớn gồm Quý nhân – Hiểm hoạ – Thiên tai – Thiên tài – Phúc lộc – Cô độc – Thiên tặc – Tể tướng. Mỗi cung lớn lại có độ dài 6,5 cm, được chia thành 5 cung nhỏ, mỗi cung dài 1,3 cm. Mỗi cung mang một ý nghĩa nhất định và dựa vào đó, người ta sẽ xác định được kích thước chuẩn mang đến điềm may mắn cho gia chủ. Cung tốt gồm Quý nhân – Thiên tài – Phúc lộc – Tể tướng.
- Kích thước đặc Dương trạch (42,9 cm): Thước lỗ ban Dương trạch cũng được chia thành 8 cung nhưng có tên gọi khác là Tài – Bệnh – Ly – Nghĩa – Quan – Nạn – Hại – Mạng. Độ vài mỗi cung là 5,3625 cm được chia thành 4 cung nhỏ hơn dài 1,34 cm. 4 cung tốt theo thước ban Dương trạch gồm Tài – Nghĩa – Quan – Bản.
- Kích thước Âm trạch (38,8 cm): Loại thước lỗ ban này được chia thành 10 cung lớn với 10 cung lớn (6 cung tốt – 4 cung xấu) Đinh – Hại – Vượng – Khổ – Nghĩa – Quan – Tử – Hưng – Thất – Tài. Mỗi cung có độ dài 3,9 cm, được chia thành 4 cung nhỏ hơn với độ dài 0,975 cm. 6 cung tốt gồm Đinh, Vượng, Nghĩa, Quan, Hưng, Tài.
Với ý nghĩa như trên thì chúng ta sẽ dùng thước lỗ ban Thông thủy để đo kích thước cửa chính. Từ đó tính toán để mang đến giải pháp hữu hiệu nhất cho gia chủ trong việc thu hút vượng khí cho cả căn nhà. Cụ thể sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay ở phần kế tiếp. Còn thước Dương Trạch thì sẽ phù hợp cho việc đo đạc khối xây dựng như bếp, bệ, bậc… và thước Âm trạch thường dùng cho việc đo nội thất, mộ phần.
Kích thước cửa chính 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh chuẩn phong thủy
Kích thước cửa chính phổ biến hiện nay thường là:
- Chiều cao: 2.30 – 2.52 – 2.72 – 2.92 (m)
- Chiều rộng: 1.46 – 1.62 – 1.90 – 2.32 – 2.46 – 2.92 – 3.12 – 3.32 – 3.72 – 4.12 – 4.56 – 4.80 (m)
Tùy vào thế nhà và hướng đặt cửa chính mà người ta sẽ lựa chọn loại cửa với các kích thước khác nhau. Dụng cụ đo ở đây là thước Lỗ Ban Thông Thủy.
Thông thủy cửa chính là khoảng cách giữa hai mép tường cả về chiều cao và chiều rộng hay ý chỉ khoảng không gian ở giữa không bị cản trở bởi bất cứ vật gì. Nếu cửa hình vòng cung thì chiều cao thông thủy sẽ được tính từ sàn đến điểm cao nhất.
Cách thức thực hiện khá đơn giản khi bạn chỉ cần tính toán để kết quả đạt được nằm vào các cung tốt trên thước. Đó là các cung Quý nhân – Thiên tài – Phúc lộc – Tể tướng. Cụ thể:
Kích thước cửa chính 1 cánh
Cửa chính 1 cánh là loại cửa thường được sử dụng trong các ngôi nhà phố, chung cư với mặt tiền nhỏ hẹp. Kích thước chuẩn phong thủy đẹp nhất cho dạng này là chiều cao 212 cm x chiều rộng 81 cm. Khoảng xê dịch cho chiều cao là từ 210,8cm – 214,2cm và chiều rộng là từ 80,5cm – 81,8cm.
Tùy vào độ dày khuôn cửa chúng ta có thể tính được kích thước thực của cửa bằng cách cộng thêm với kích thước tiêu chuẩn theo phong thủy. Ví dụ với phần khuôn dày 4,5 cm ta sẽ có:
- Chiều cao 212 + 4,5 (Khuôn bên trên) = 216,5 cm
- Chiều rộng 81 + 4,5 (Khuôn bên trái) + 4,5 (Khuôn bên phải) = 90 cm
Trong trường hợp kích thước cửa chính 1 cánh không nằm trong khoảng đẹp 212 x 81. Lúc này, bạn có thể hóa giải bằng cách tránh các cung xấu trên thước lỗ ban nhưng cần lưu ý thêm vài điểm để tránh ảnh hưởng đến công năng của cánh cửa.
Chiều rộng thông thủy | Kích thước thay thế
(Cao x Rộng) |
Lưu ý |
< 72 cm | 58,5 cm x 46 cm | Cửa hẹp quá có thể gây mất cân đối cho tổng thể ngôi nhà |
> 84,5 cm | 115 cm x 98 cm | Có thể bị xệ bản lề do cánh cửa to quá |
< 2025 cm | 189 cm x 176,5 cm | Cửa này sẽ hơi thấp với các bạn nam |
> 2150 cm | 241 cm x 229 cm | Cửa quá lớn nên có thể khiến gia chủ hao tài tốn của. |
Kích thước cửa chính 2 cánh đều nhau
Đây là loại cửa được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, phù hợp với các kiểu nhà cấp 4, nhà ống, nhà phố và cả các khu biệt thự sang trọng. Kích thước cửa theo phong thủy không bao gồm chiều rộng khuôn cửa:
- Chiều cao: 212 cm
- Chiều rộng: 109 cm; 126 cm; 153 cm; 176 cm
Kích thước thông thủy theo phong thủy lúc này sẽ như sau:
- Chiều cao thông thủy: 202,5 cm – 215 cm hoặc lớn hơn từ 229 cm – 241 cm
- Chiều rộng thông thủy: 98 cm – 115 cm hoặc 124,5 cm – 136,5 cm
Kích thước cửa chính 2 cánh không đều nhau
Cửa chính 2 cánh không đều nhau còn có tên gọi khác là cửa mẹ bồng con. Người ta thường sử dụng loại cửa này khi cửa 2 cánh rơi vào cung xấu để hóa giải. Theo phong thủy, kích thước đẹp nhất cho loại cửa chính 2 cánh không đều nhau là chiều cao 212 cm x chiều rộng 109 cm, khoảng xê dịch cho chiều rộng là từ 105,5 cm – 109 cm. Cộng thêm chiều rộng khuôn cửa, ta sẽ có kích thước đầy đủ.
Kích thước thông thủy đẹp cho cửa mẹ bồng cửa con:
- Chiều rộng khi mở 2 cánh: 124 cm – 136,5 cm hoặc 150,5 cm – 163 cm
- Chiều rộng khi mở 1 cánh: Cánh mẹ đạt thông thủy từ 72 cm – 84,5 cm hoặc 98 cm – 115 cm, còn lại là kích thước cánh con.
- Chiều cao thông thủy nên từ 202,5 cm – 215 cm hoặc từ 229 cm – 241 cm.
Kích thước cửa chính 4 cánh
Đối với các căn nhà lớn như biệt thự hoặc mặt tiền kinh doanh, người ta thường sử dụng cửa 4 cánh để có nhiều không gian tiếp xúc với thiên nhiên bên ngoài. Có 2 dạng cửa 4 cánh hay gặp là 4 cánh đều nhau và 4 cánh không đều nhau. Mỗi loại cũng có kích thước tiêu chuẩn theo phong thủy. Kích thước cụ thể không tính khuôn:
4 cánh đều nhau | 4 cánh không đều nhau | |
Chiều cao | 212 cm | 212 cm |
Chiều rộng | 236 cm; 255 cm; 282 cm; 341 cm; 360 cm | 176 cm; 211 cm |
Để có thông số cuối cùng, bạn chỉ việc lấy kích thước cửa chính 4 cánh theo phong thủy ở bảng trên cộng với độ rộng khuôn theo đúng công thức:
- Chiều cao thực = chiều cao + khuôn trên
- Chiều rộng thực = chiều rộng + khuôn trái + khuôn phải
Vẫn còn một loại cửa chính nữa nhưng hiếm gặp hơn. Đó là cửa 3 cánh. Mặc dù mang lại lợi ích về tính thẩm mĩ nhưng cửa chính 3 cánh lại đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng hơn nếu không muốn rơi vào các cung xấu trong phong thủy. Nếu muốn, bạn vẫn có thể tham khảo và nhờ các đơn vị thiết kế uy tín để hỗ trợ.
Lưu ý cần biết để thiết kế cửa chính hợp mệnh gia chủ
Thêm một số lưu ý quan trọng cần biết để chọn kích thước cửa phù hợp với mục đích, công năng sử dụng, đồng thời vẫn đảm bảo các yếu tố về phong thủy nhằm thu hút tài lộc cho gia chủ.
- Hệ thống cửa từ ngoài vào trong nên được thiết kế nhỏ dần theo hình hoa loa kèn để giữ vận khí tốt cho ngôi nhà.
- Kích thước cửa cần phải phù hợp với kích thước ngôi nhà, không quá to hoặc quá nhỏ đều sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ. Cửa lớn quá sẽ khiến tài lộc đi ra khỏi nhà nhanh chóng còn nếu quá nhỏ thì sẽ tích tụ nhiều nguồn năng lượng xấu do không thoát được ra ngoài.
- Nếu nhà có sân thì cần tránh việc tâm cửa chính tạo thành đường thẳng với tâm cửa cổng vì đây là đường thẳng hung, một điều không tốt. Thêm vào đó nên bố trí hệ thống cửa lệch nhau theo nguyên tắc “hỷ hồi truyền nhi ky trực xung” có nghĩa là cửa sau phải nhỏ hơn cửa trước, cửa nhà vệ sinh không đặt đối diện cửa bếp, bếp nấu và cửa bếp không đối diện nhau.
- Khi đặt cửa chính nên chọn hướng hợp với mệnh của gia chủ để mang đến tài vận tốt. Trong trường hợp không sắp xếp được, bạn có thể thiết kế thêm một cửa phụ hợp hướng để thay ý nghĩa của cửa chính.
- Cửa chính không nên để đối diện cầu thang vì có thể khiến dòng khí tốt thoát ra ngoài nhanh chóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cơ hội thăng tiến của các thành viên trong gia đình.
- Nên bố trí hệ thống cửa theo tỷ lệ 3:1, có nghĩa là 1 cửa chính và 3 cửa sổ. Kích thước cửa chính bao giờ cũng phải lớn hơn cửa sổ, trong trường hợp ngược lại, bạn có thể chia nhỏ ô cửa sổ cho hợp phong thủy.