Phong cách retro bắt nguồn từ khi nào?
Retro là thuật ngữ rút gọn từ “Retrospective”, nghĩa là hồi tưởng quá khứ. Phong cách này xuất hiện lần đầu vào những năm 1950 trong nhiều lĩnh vực từ trang trí, nội thất, thời trang và cả xe hơi. Nhưng nổi bật hơn cả là ở thời trang và nội thất.
Phong cách Retro được biết đến như một sự chuyển mình giữa quá khứ và hiện tại. Ban đầu, người ta tập trung chủ yếu vào việc tái tạo, làm mới các mẫu thiết kế và mẫu mã trong quá khứ. Sau đó họ bắt đầu kết hợp thêm với các yếu tố hiện đại để tạo nên những tác phẩm đậm chất nghệ thuật.
Cảm hứng ban đầu của phong cách Retro được bắt nguồn từ những sản phẩm công nghiệp, các mẫu quảng cáo rồi dần được ứng dụng vào nội thất, thiết kế, thời trang. Mãi cho đến những năm 1970 – 1980 thì Retro bắt đầu thịnh hành và trở thành một phong cách được nhiều người yêu thích.
Retro trong thiết kế nội thất
Đồ nội thất Retro luôn mang trong mình nét đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống nhưng vẫn giữ được sự dịu dàng, đầy cuốn hút gợi nhớ về quá khứ xưa cũ. Đó là do sự ảnh hưởng của văn hóa đại chúng và thời đại.
Phong cách thiết kế nội thất Retro không chỉ tượng trưng cho sự đơn giản, chân thành mà còn thể hiện được sự hiện đại, đầy quyến rũ. Là biểu tượng của sự hoài cổ và vô cùng cuốn hút.
Sự thay đổi của phong cách Retro qua thời gian
Trải qua thời gian dài phát triển, phong cách Retro cũng có những thay đổi nhất định. Lối thiết kế của những năm thập niên 60 chủ yếu là sự kết hợp của những đường thẳng và hình chữ nhật. Trong khi đó thập niên 70 lại tập trung vào những đường cong, hình tròn. Màu sắc thường sử dụng những gam màu nổi bật như vàng, cam và xanh.
Cho đến hiện tại, phong cách Retro đã có sự linh hoạt hơn. Thay vì chỉ sử dụng một hoặc một số hình học nhất định thì các kiến trúc sư đã kết hợp nhiều loại để tạo nên không gian độc đáo, vừa cổ điển nhưng vẫn hiện đại.
Màu sắc cũng được sử dụng một cách linh hoạt hơn. Các căn phòng được trang trí theo phong cách Retro bao giờ cũng mang hơi hướng hoài cổ nhưng lại không quá phô trương, cầu kì. Thay vào đó là sự nhẹ nhàng, chân chất.
Các đặc trưng của phong cách Retro
Cũng như nhiều phong cách thiết kế khác, Retro cũng có những đặc điểm nhận dạng riêng biệt. Cụ thể:
Nội thất đơn giản nhưng cuốn hút
Đồ nội thất trong phong cách Retro bao giờ cũng được chú trọng. Các kiến trúc sư thường sử dụng nhiều đồ vật có kiểu dáng mang hơi hướng hoài cổ. Các chi tiết cầu kì, rườm rà đã được lược bỏ tối đa, thay vào đó là sự gọn gàng, sang trọng. Đó có thể là chiếc ghế sofa mềm mại, tấm thảm họa tiết cùng những món đồ trang trí siêu xinh.
Màu sắc đặc trưng
Màu sắc trong Retro là điểm nhấn giúp phong cách này không bị hòa lẫn với bất cứ trường phái nào. Ở phong cách Retro, các gam màu đối lập luôn được ưu tiên sử dụng để tung hứng và tại sự cuốn hút cho không gian. Bên cạnh đó, các gam màu Pastel hòa trộn với màu trắng cũng là một sự lựa chọn không tồi cho những ai yêu thích không gian sống nhẹ nhàng nhưng tràn đầy sức sống.
Hướng đến sự sành điệu, sang trọng và thời thượng nên tông màu chủ đạo hay được lựa chọn ở đây thường là Xanh lam, cam ngọt và nâu đỏ… kết hợp cùng với vàng đậm và xanh non – Những gam màu đậm, nổi bật giúp tạo hiệu ứng thị giác cho không gian thêm phần bí ẩn, hoài cổ kèm một chút gì đó hết sức hoang dại.
Ngoài ra, có nhiều người còn sử dụng gam màu neon và bubblegum (Gam màu sáng và đậm) để kết hợp cùng với các màu nhã nhặn hơn như be, nâu đậm, xanh lục bảo, xanh olive, màu navy và màu đen.
Tường nhà đậm chất Retro
Trong thiết kế nội thất Retro, các bức tường bao giờ cũng được trang trí với giấy dán họa tiết hoặc để tường trơn một màu. Mục đích chính là tạo sự hoài cổ để kết hợp với đồ dùng, đồ decor trong phòng thêm phần cuốn hút.
Họa tiết trang trí trên tường bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa nhạc Pop của những năm thập niên 80, 90 và có sự lặp lại. Trong khi đó, cũng có nhiều người sử dụng các đồ vật như đồng hồ gỗ, gương năng lượng mặt trời của những năm 60 để làm vật trang trí trên tường.
Ánh sáng trong phong cách Retro
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong phong cách thiết kế Retro, giúp tạo ra không gian cổ điển, ấm cúng. Trong đó, các kiến trúc sư thường sử dụng cửa sổ vòm cỡ lớn để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Ngoài ra, các loại đèn cũng được ứng dụng như một cách để tạo sự hoài cổ và gần gũi cho từng căn phòng. Một số ý tưởng có thể kể đến như:
- Đèn trần kiểu cổ điển: Sử dụng đèn trần có kiểu dáng đặc trưng của thập kỷ như đèn chùm hoặc đèn treo với chất liệu đồng, kim loại hoặc thủy tinh mờ. Đèn trần có thiết kế độc đáo và tinh tế sẽ tạo nên một điểm nhấn quan trọng trong không gian.
- Đèn bàn Retro: Sử dụng đèn bàn có kiểu dáng cổ điển và hoài niệm để tạo ra một góc làm việc hoặc không gian đọc sách theo phong cách Retro. Đèn bàn với chất liệu như gỗ, đồng, nhựa hoặc kim loại có thể mang đến hiệu quả thị giác tối ưu.
- Đèn sàn Retro: Đèn sàn có thiết kế cổ điển có thể tạo ra một không gian chiếu sáng tổng thể và mang đến cảm giác hoài niệm. Chọn đèn sàn có chân gỗ, kim loại hoặc đèn sàn có hình dạng độc đáo và màu sắc đậm để tạo điểm nhấn trong không gian.
- Đèn neon: Một yếu tố đặc trưng của phong cách Retro là sử dụng đèn neon. Đèn neon có thể được sử dụng để tạo ra một điểm nhấn độc đáo và sôi động trong không gian. Bạn có thể sử dụng đèn neon để tạo logo, chữ cái hoặc các hình ảnh đơn giản khác trên tường để tạo ra điểm nhấn độc đáo.
- Ánh sáng mờ: Sử dụng ánh sáng mờ hoặc ánh sáng nhiều mức độ để tạo ra không gian ấm áp.
Đồ trang trí độc đáo, hoài cổ
Thêm đồ trang trí cũng là một cách để tạo điểm nhấn và sự cuốn hút cho không gian bên trong. Để tạo nên sự ấm áp với nhiều không gian sống khác nhau, người ta sẽ sử dụng thêm tranh treo tường cỡ lớn. Trong đó, các bức tranh theo trường phái trừu tượng, hình học hoặc hoang dã hay được thêm vào như một cách để thể hiện sự phóng khoáng, cách tân cho căn phòng.
Ngoài tranh treo tường thì đồ dùng bằng chất liệu voan, ren hay cotton cũng được ưa chuộng. Hầu hết đều hướng đến sự cũ kỹ đượm màu thời gian như thông điệp mà gia chủ muốn thể hiện, vừa hoài cổ lại vừa hiện đại, tràn đầy sức sống.
Họa tiết và hoa văn trong phong cách Retro
Phong cách Retro thường sử dụng các hoa văn và họa tiết đặc trưng như họa tiết hoa văn hình tròn, họa tiết hình chấm, họa tiết hình xếp lớp hoặc họa tiết trừu tượng. Các hoa văn và họa tiết này được sử dụng trên đồ nội thất hoặc đồ trang trí để tạo nên sự độc đáo và lãng mạn.
Phân biệt phong cách Retro và phong cách Vintage
Vì cùng mang ý nghĩa hồi tưởng về quá khứ nên có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa Retro và Vintage. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy điểm khác biệt của 2 phong cách thiết kế độc đáo này.
Retro | Vintage | |
Đồ nội thất | Nội thất mới nhưng có vẻ ngoài hoài cổ, gợi nhớ về ngày xưa cũ. Nét đẹp pha lẫn giữa hiện đại và cổ điển. | Sử dụng nội thất cổ, cũ nhưng vẫn mang vẻ đẹp sang trọng, lãng mạng và đặc biệt vẫn hữu dụng. |
Về màu sắc | Dùng gam màu nóng, đối lập nhau để tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian phòng. Hay dùng các màu như đỏ, xanh thẫm, vàng… | Sử dụng những gam màu cũ kỹ và thường là gam màu trầm như trắng, be, xanh nhạt… |
Về chất liệu | Kết hợp nhiều loại vật liệu khác như gỗ, đá hoa cương, báo… | Hay dùng gỗ tự nhiên để mang đến vẻ đẹp cổ điển, xưa cũ. |