CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ THẦN TÀI THEO PHONG THỦY THU HÚT TÀI LỘC CỰC DỄ

Thần Tài là ai? Thờ Thần Tài để làm gì?

Thần Tài là một vị thần trong truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian, đặc biệt phổ biến trong văn hóa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Ông thường được xem là vị thần mang lại tài lộc, may mắn, giàu có cho con người.

Trong truyền thuyết, Thần Tài thường được miêu tả dưới dạng một vị thần già có vẻ ngoài giàu sang, trang phục xa hoa và mang theo một túi tiền. Ông được coi là vị thần kiểm soát và phân phát tài nguyên, tài sản cho con người. Thần Tài được tưởng tượng là đem lại sự thịnh vượng, phú quý, thành công trong kinh doanh, công việc cũng như cuộc sống cho những ai tôn thờ và cầu nguyện với ông.

Thần Tài là ai? Thờ Thần Tài để làm gì?

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, Thần Tài được coi là vị thần mang lại tài lộc, may mắn và giàu có. Người ta tin rằng việc thờ cúng Thần Tài sẽ mang đến sự phát đạt cho người thực hiện.

Thờ Thần Tài thường được thực hiện vào các dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán, ngày rằm tháng Giêng (Âm lịch), hay vào ngày mùng 10 tháng giêng (Âm lịch) – ngày được coi là ngày vía Thần Tài. Trong lễ cúng, người ta thường đặt bàn thờ và đốt hương, cúng bái Thần bằng cách dâng trà, rượu, thực phẩm và tiền bạc. Thỉnh thoảng, người ta cũng có thể viết sớ xin tài lộc rồi đặt lên bàn thờ để cầu mong may mắn.

Thần Tài là ai? Thờ Thần Tài để làm gì?

Thời gian thờ cúng và cách thức thực hiện có thể khác nhau tùy theo từng vùng miền cũng như tín ngưỡng của người thực hiện. Tuy nhiên, mục đích chung của việc thờ Thần Tài là để mong muốn sự thịnh vượng, tài lộc và thành công trong công việc lẫn cuộc sống.

Những đồ vật cần có trên bàn Thờ Thần Tài

Trước khi đến với cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy thì bạn cần biết được phải chuẩn bị những gì cho ban thờ. Theo quy chuẩn từ xa xưa truyền lại thì bàn thờ Thần Tài cần có những món đồ cơ bản sau đây:

  • Tượng Thần Tài: Đây là biểu tượng tượng trưng cho Thần Tài. Có thể sử dụng tượng gỗ, tượng đồng. Nếu không có điều kiện, bạn có thể dùng tranh vẽ Thần Tài để đặt trên bàn thờ.
  • Tượng Thần Tiền – Thần Phát: Đây cũng là 2 vị thần nên thờ cúng để mang đến tài lộc cho gia chủ.
  • Bài vị: Tấm gỗ có khắc chữ tượng trưng cho bài vị của các vị Thần, nếu đã có Thần Phát thì bạn có thể lược bỏ bài vị.
  • Bát nhang: Sử dụng bát nhang bằng sứ và đặt tại chính giữa ban thờ, tránh xê dịch để không ảnh hưởng đến vượng khí của gia chủ.
  • Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: Đây là những đồ vật tượng trưng cho sự no đủ, yên ấm cho gia chủ.
  • Lọ hoa tươi
  • Đĩa trái cây ngũ quả (5 loại trái cây bất kì): Những loại hoa tươi và trái cây tươi thể hiện sự tươi mới, thịnh vượng và hạnh phúc.
  • Ông Cóc/Long Quy/Tỳ Hưu
  • Bát trà: Bát trà là đồ dùng để chứa trà, đại diện cho sự chân thành và tôn kính của người cúng.
  • Túi tiền: Túi tiền là biểu tượng của tài lộc và giàu có. Người ta thường đặt một túi tiền hoặc một chùm tiền bạc trên bàn thờ để biểu thị sự phú quý và thịnh vượng.
  • Rượu và lạc: Rượu và lạc thường được dùng để cúng bái Thần Tài. Rượu đại diện cho sự sung túc và vui vẻ, còn lạc đại diện cho sự thịnh vượng và thành công.

Các đồ vật trên bàn thờ Thần Tài có thể thay đổi tùy theo quy cách và tín ngưỡng cụ thể của từng gia đình hoặc vùng miền. Quan trọng nhất là lòng thành kính và sự tôn trọng khi thờ cúng của gia chủ.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy thu hút tài lộc

Thực tế là có rất nhiều cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy và dưới đây là một số kinh nghiệm được đúc kết từ hàng nghìn đời qua. 

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài luôn được đặt ở dưới mặt đất và thường để ở góc chéo bên trái hoặc bên phải phía đối diện với cửa chính. Bạn cần đặt bàn thờ dựa lưng vào góc tường và hướng thẳng cửa chính để đón tài lộc, đồng thời tạo sự vững chãi, giữ của cho gia chủ.

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy thu hút tài lộc

Dựa vào vị trí cửa chính để xác định hướng nhiều tài lộc nhất, cụ thể:

  • Cửa chính lệch hẳn sang một bên: Bạn mở cửa chính một góc 45 độ quét thẳng vào bên trong nhà. Những vị trí được quét trên đó sẽ là điểm thu hút tài lộc nên rất thích hợp cho việc đặt ban thờ Thần Tài.
  • Cửa chính ở trung tâm ngôi nhà: Tại tâm cửa ra vào, bạn mở cửa theo góc vuông 90 độ và quét vào bên trong căn nhà. Những vị trí được quét qua có thể đặt bàn thờ vì có vận khí tốt.

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài đón tài đón lộc

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy của người xưa chỉ ra rằng hướng bàn thờ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút tài lộc. Bạn có thể đặt theo tuổi hoặc theo hướng đón lộc bên ngoài vào nhà. Cụ thể:

  • Theo tuổi gia chủ
Gia chủ/Cung Đông tứ mệnh Tây tứ mệnh
Nam Hướng Đông, Bắc, Nam, Đông Nam Hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc
Nữ Hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây, Tây Nam Hướng Đông, Đông Nam, Nam
  • Theo hướng đón lộc bên ngoài vào nhàHướng Nam (Hướng sinh khí) phát phúc nhanh, kinh doanh thuận lợi, gia đình vui vẻ hòa thuận hoặc Hướng Đông Nam (Hướng diên niên) cho công danh tấn tới, Phúc – Lộc – Thọ cân bằng.

Sơ đồ bày trí ban thờ Thần Tài

Sau khi chuẩn bị đủ đồ thờ cần thiết, bạn có thể tham khảo sơ đồ bày trí ngay dưới đây trước khi thực hiện cách bày ban Thần Tài.

Sơ đồ bày trí ban thờ Thần Tài

Cách bày trí bài vị ban thờ Thần Tài

Không phải ban thờ Thần Tài nào cũng cần có bài vị, thế nhưng nếu đã chuẩn bị thì bạn có thể đặt ở bên trong cùng của bàn thờ. Một số loại bài vị thường dùng gồm có “Chiêu tài – Tiến bảo” hay ” Ngũ Phương Ngũ Thổ long thần – Tiền hậu địa chủ khả thần”. Đây cũng là một điểm cần lưu ý trong cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy.

Vị trí đặt tượng thờ Thần Tài – Thổ địa

Thường thì bàn thờ Thần Tài sẽ có 3 ông là Thần Tài – Thần Tiền (Thần Phát) – Ông Địa. Thần Phát có thể được thay thế bằng bài vị thờ thần. Cách bố trí ông địa, ông Thần Tài lúc này sẽ như sau: Tính từ phía bên trái từ ngoài vào, vị trí các ông thần là Thần Tài bên tráiThần Phát ở giữa và Ông Địa bên Phải. Khi không có Thần Phát, bạn chỉ cần bỏ vị trí của vị thần này và đặt 2 vị thần còn lại bên cạnh nhau theo đúng thứ tự từ trái sang phải là Thần Tài – Ông Địa.

Vị trí đặt tượng thờ Thần Tài - Thổ địa

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy với bát hương

Đặt bát hương ở vị trí chính giữa bàn thờ, trước và giữa chân các vị thần theo cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy. Không để bát hương bị che khuất bởi mái bàn thờ để không ảnh hưởng đến việc cúng kiếng. Đặc biệt gia chủ cần lưu ý không để bát hương bị dịch chuyển. Bạn có thể dùng keo 502 dán để cố định lại nếu cần phải di chuyển ban thờ.

Bài trí đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước

Gạo, Muối, Nước được thờ cúng với ý nghĩa là 3 yếu tố cấu thành nên cuộc sống no đủ, sung túc cho gia chủ:

  • Gạo tượng chưng cho lương thực đầy đủ
  • Muối chỉ sự trong sạch, chính trực, mang đến những mối quan hệ tốt đẹp.
  • Nước là biểu tượng của sự sinh sôi với ý nghĩa phát triển.

Bài trí đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy với ba chén gạo, muối, nước lúc này sẽ như sau. Đầu tiên, bạn cần xử lý sạch sẽ trước khi đặt lên ban thờ. Nên dùng đồ đựng có nắp che và không nên để quá đầy. Vị trí đặt để là ở giữa Thần Tài và Ông Địa, trước bài vị, sau bát hương. Tùy vào phong tục ở từng nơi mà người ta sẽ thay mới 3 hũ gạo, muối, nước vào cuối năm hoặc ngay khi thắp hương khấn vái Thần Tài xong.

Đặt ông Cóc/Long Quy/Tỳ Hưu ở đâu?

cách bài trí bàn thờ thần tài theo phong thủy

Cóc/Long Quy/Tỳ Hưu vốn là 3 linh vật được người xưa tôn kính như những vị thần ban phát tài lộc.

  • Ông Cóc: Sủng vật của Tiên ông Lưu Hải chuyên đi phát lộc cho mọi nhà. Thờ Ông Cóc là mong muốn thu hút thêm tài lộc và may mắn. Ông Cóc thường được đặt ở bên trái Thần Tài, quay mặt ra ngoài vào ban ngày với ý nghĩa mang lại may mắn, hóa giải vận xui, quay vào bên trong đối với ban đêm để mang của cải đến cho gia chủ. Khi xoay chuyển Ông Cóc cần buộc vải đỏ che mắt hoặc chùm đầu.
  • Long Quy: Đây là linh thú tượng trưng cho sự thịnh vượng. Khi bày biện Long Quy bạn cần chú ý đặt ở bên phải đối diện với Ông Cóc, hướng ra bên ngoài để đón vượng khí, hóa sát, kỵ tà theo cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy của người xưa.
  • Tỳ Hưu: Trong truyền thuyết, Tỳ Hưu là đứa con thứ 9 của Rồng có hình dạng thân thú đầu rông mang ý nghĩa đại diện cho quyền lực và sự giàu sang, phú quý. Nên đặt Tỳ Hưu ở vị trí cung tài hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ để đón tài lộc. Không nên đặt Tỳ Hưu quay vào trong nhà hoặc đối diện với gương bởi linh vật này vốn kỵ quang sát. Ngoài ra còn kỵ thêm tai sát và huyết sát nên tuyệt đối không để phụ nữ mang thai hoặc đến tháng thắp hương.

Vị trí đặt lọ hoa

Lọ hoa tươi luôn được đặt ở bên phải bàn thờ và phải thay mới thường xuyên. Không nên dùng hoa giả, hoa khô héo nếu không muốn làm mất lòng các vị thần gây hao tài tốn của. Đây là một điều cần lưu ý khi thực hiện cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy.

Cách đặt ngũ quả

Hoa quả thường đi kèm với nhau như một cách bày tỏ lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần. Nếu lọ hoa được đặt ở bên phải thì đĩa quả sẽ được đặt bên tay trái đối xứng. Việc lựa chọn các loại quả cũng phải cẩn thận để thể hiện được tâm ý của gia chủ. Không chọn quả hỏng, dập nát và nên thay thường xuyên, nhất là vào ngày mùng 1, hôm rằm hay ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng bởi dân gian quan niệm rằng đó là ngày vía Thần Tài.

Cách đặt ngũ quả

Lưu ý cần biết khi bày trí bàn thờ Thần Tài

Ngoài những cách bài trí bàn thờ Thần Tài theo phong thủy đã được chia sẻ bên trên, bạn cần lưu ý thêm vài điểm nếu không muốn mắc phải sai lầm tán lộc. Cụ thể:

  • Phải chọn tượng Thần Tài – Thổ địa thật cẩn thận, tránh chọn tượng sứt mẻ vì sẽ mất linh, mất lộc.
  • Cần lau chùi bát nhang và tượng Thần thật kỹ lưỡng trước khi đặt lên bàn thờ. Bạn có thể sử dụng nước lá bưởi để xua đuổi tà khí đồng thời tránh điềm không may.
  • Phải thường xuyên lau chùi, dọn dẹp khu vực thờ cúng Thần Tài ở cả phía trước và phía sau.
  • Tránh để vật nuôi quấy phá khu vực thờ cúng làm mất đi sự trang nghiêm, linh thiêng.
  • Nên sử dụng nến, đèn dầu thay vì dùng đèn điện nếu muốn linh thiêng hơn.
  • Bàn thờ Thần Tài và bàn thờ Gia tiên nên để tách biệt để tránh việc xung đột vượng khí cho gia chủ.
  • Khi lập bàn thờ xong, gia chủ cần thay nước, thắp nhang liên tục trong 100 ngày đầu để tụ khí.
  • Lưu ý khi thắp nhang: Ngày mùng 1, ngày rằm nên thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập; thắp 3 nén nhang theo hàng ngang khi muốn cầu xin điều gì đó. Tiến hành rút chân hương và hóa tiền vàng vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, hóa xong nhớ đổ rượu vào đám tro.
  • Khi thờ cúng nên chọn ngũ quả, hoa cúc, hoa đồng tiền, đồ ngọt đồ mặn tùy theo tập quán của từng vùng…
  • Tôn kính và lòng thành kính: Khi thờ cúng Thần Tài, hãy luôn thể hiện lòng thành kính và tôn trọng. Trước khi cúng, rửa sạch tay, nói lời cầu nguyện một cách thành tâm. Cúi đầu và thực hiện các nghi thức cúng bái một cách trang trọng.